Không chỉ cung cấp một lượng lớn sát thương trong giao tranh, những tướng đường giữa dưới đây còn mang đến những hiệu ứng khống chế vô cùng khó chịu. Hãy cùng 108 Hào Kiệt điểm mặt những vị tướng nào sẽ xuất hiện dưới đây nhé!
Danh Mục Bài Viêt
Galio
Tuy nhiên, nếu trận đấu kéo dài đủ lâu và có khoảng 2-3 core items, Galio sẽ trở nên vô cùng đáng sợ. Trong combat, nếu bị Galio hút từ 3 thành viên trở lên vào vòng xoáy thì team bạn cầm chắc 70% thua pha combat đó. Sự cứng cáp, bảo vệ đồng đội tốt với W – Ma dơi bảo hộ, R – Lời báo thu hút tất cả những tướng địch ở gần mình vào giúp Galio có khả năng khống chế diện rộng cực mạnh và có lối chơi vô cùng khó chịu.
Nếu không vì ngoại hình xấu xí và animation last hit quá “tù” thì Galio có lẽ sẽ được lựa chọn rất nhiều trong các trận đấu xếp hạng.
Lissandra
Giai đoạn đầu game mặc dù không mạnh mẽ nhưng Lissandra có khả năng cấu rỉa vô cùng khó chịu với chiêu Q, nhất là nếu bên kia là tướng tay ngắn như Zed, Akali, Katarina. Thử tưởng tượng xem vừa mon men lên để ăn lính thì bị dính ngay 1 chiêu Q bồi thêm 1 phát đánh thường sẽ tốn máu đến như thế nào. Đến giai đoạn giao tranh, Lissandra với combo lướt vào W + R sẽ gây nên một lượng hiệu ứng cực kỳ lớn, đồng thời có thể sử dụng chiêu cuối lên chính bản thân trong những trường hợp đuối máu.
Điểm yếu của Lissandra là lượng sát thương burst không cao, vì vậy nên tránh đấu tay đôi trực diện với những tướng dạng sát thủ như Zed, Akali, Ahri. Hãy tập trung vào giao tranh tổng để chiếm lợi thế cho team mình.
Malzahar
Không như những pháp sư phải farm nhiều như Lissandra, Malzahar có thể trao đổi chiêu thức ngay từ những cấp độ đầu chẳng ngán ai. Chiêu E – Ám ảnh kinh hoàng gây ra một lượng sát thương khá lớn vào đầu trận, cộng thêm đánh thường khiến Malzahar rất lời trong những pha trao đổi chiêu thức. Khi đạt cấp độ 6, combo Q – câm lặng đối phương + E + R đủ sức shock chết pháp sư đối phương với khoảng 70% lượng máu.
Điểm yếu của Malzahar nằm ở sự cơ động, thường không theo kịp những pháp sư burst damage hoặc sát thủ đối phương trong việc di chuyển hỗ trợ đồng đội. Chiêu cuối khi sử dụng phải đứng im, dễ thành mục tiêu tấn công của đối phương và chỉ sử dụng được lên 1 mục tiêu.
Veigar
Veigar ở giai đoạn đầu game giống như Nasus – rất cần farm Q để tích lũy sức mạnh. Nếu rừng ra gank, Veigar hoàn toàn có thể phối hợp với combo E – W – Q và kèm Thiêu đốt để ăn mạng. Để có thể gank thành công Veigar cũng không dễ, khi chỉ cần đặt E ngay sau lưng là an toàn rút về trụ.
Tuy nhiên, pháp sư nhảy tưng tưng này không dành cho những người mới bởi nếu đặt E sai hoặc không farm được sẽ khiến Veigar phế hoàn toàn trong combat.
Cassiopeia
Giai đoạn đầu game Cassiopeia trao đổi chiêu thức rất mạnh với bộ kĩ năng “toàn độc”. Chiêu cuối R – Cái nhìn hóa đá nổi tiếng đã trở thành thương hiệu, có thể mở giao tranh hoặc chạy trốn khi bị truy đuổi. Kết hợp với những hiệu ứng làm chậm từ chiêu W, hiệu ứng ngấm độc từ chiêu Q, Cassiopeia sẽ trở thành mối đe dọa thực sự nếu rừng bạn không gank sớm và tạo lợi thế cho tướng đường giữa team mình ngay từ đầu.
Ở cấp độ cao như Kim cương hay Thách đấu, Cassiopeia ít được lựa chọn hơn bởi để hóa đá được những game thủ có phản xạ cấp độ chuyên nghiệp là vô cùng thấp. Dù vậy nếu được kết hợp với những vị tướng mở giao tranh tốt như Jarvan hay Leesin thì Cassiopeia vẫn sẽ có cơ hội để tung chiêu cuối chuẩn xác.
Morgana
Chiêu Q – Trói bóng tối của Morgana là kĩ năng có thời gian trói lâu nhất trong LMHT lên đến 3 giây. Một tướng tanker nếu bị đứng im trong 3 giây cũng chưa chắc đã chịu nổi lượng sát thương nhận vào, huống hồ nếu tướng chủ lực bị trúng trói trong 3 giây. Chiêu cuối kết hợp Đồng hồ cát nếu được sử dụng chuẩn xác có thể tạo nên một cục diện có lợi tuyệt đối cho team mình trong giao tranh tổng. Ở giai đoạn farm đường, rất khó có thể giết một Morgana chắc tay với chiêu E có khả năng counter các hiệu ứng.
Điểm yếu của Morgana là các kỹ năng định hướng nên để sử dụng chính xác không hề dễ dàng, cộng thêm lối chơi cần sự kiên nhẫn không hợp các game thủ thích giao tranh.
Ryze
Ryze không nổi trội ở giai đoạn đi đường, với lối chơi farm là chính, giao tranh là phụ. Nhưng nếu cầm theo Dịch chuyển, nhìn bản đồ chuẩn xác và xuống hỗ trợ kịp thời, Ryze sẽ trở thành mối đe dọa thực sự từ khoảng phút 20 trở đi. Bạn đã bao giờ lâm vào cảnh thỉnh thoảng thấy Ryze đội bạn xuất hiện, làm 1-2 kill sau đó đến phút 20 giật mình khi thấy Ryze đã có 7-8 kill cùng một đống items, lúc đó thì team bạn ai dám tay đôi với Ryze nữa đúng không?
Lux
Kỹ năng Q của Lux có thể trói tối đa 2 mục tiêu trong khi đó W có thể buff giáp cho toàn đội. Trong combat, Lux có thể gây sát thương cực lớn từ xa và buff giáp liên tục cho đồng đội, trói và làm chậm với Q + E.
Điểm yếu duy nhất của Lux là cần khoảng 2-3 items tăng sát thương và giảm thời gian hồi chiêu để có thể phát huy tối đa hiệu quả.
Brand
Bộ kĩ năng kèm hiệu ứng đốt máu theo thời gian cực kỳ khó chịu, kéo theo choáng và khả năng cấu máu từ xa cực tốt, Brand khắc chế hoàn toàn những vị tướng tay ngắn như Zed, Talon, Akali. Chiêu cuối có thể gây sát thương cực lớn trong combat nếu sử dụng đúng cách kèm theo chiêu đốt lửa diện rộng giúp Brand chiếm ưu thế cho team mình trong combat.
Điểm yếu của Brand là nếu giai đoạn đầu bị gank thì khó chạy thoát và chiêu choáng cần kết hợp combo nên nếu đối phương nhanh tay hơn sẽ né được.
Ziggs
Trong giao tranh tổng, chiêu cuối của Ziggs nếu được kết hợp với một kỹ năng khống chế diện rộng như chiêu cuối Jarvan, chiêu cuối Lissandra, Galio sẽ gây ra lượng sát thương cực lớn. Để giết được Ziggs cũng không hề dễ dàng, với combo thả bãi mìn làm chậm + thả bom nẩy là hoàn toàn có thể thoát được về trụ an toàn.
Điểm yếu là Ziggs rất sợ những tướng áp sát nhanh như Zed, Ahri, Talon bởi nếu bị áp sát thì đến 80% là Ziggs sẽ thua trong các pha đấu tay đôi.